Phần C - Phàm Huấn Mông


Đây là phần thứ ba sách Tam Tự Kinh. Trước tiên nhắc lại cách dạy trẻ nhỏ là giảng cho rõ nghĩa, đặc biệt là việc ngừng ngắt câu cú vì chữ Hán vốn không có dấu chấm câu và nên giảng nghĩa các tích xưa, tức là các Điển tích. Kế đến là nói về cách thức học và đọc các sách cho có trình tự. Phần này kể ra hầu hết các sách quan trọng của Nho Giáo nên đọc dần dần có thứ tự sau khi học xong Tiểu học.

22 Ngũ tử

đăng 08:43 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn

1

2

3

4

五子者,有荀楊;

文中子,及老莊。

經子通,讀諸史;

考世系,知終始。

Ngũ tử giả, hữu Tuân Dương.

Văn Trung Tử, cập Lão Trang.

Kinh tử thông, độc chư sử;

Khảo thế hệ, tri chung thủy.

  1. Năm Tử gồm có: Tuân Tử, Dương Tử 
  2. Văn Trung Tử đến Lão Tử, Trang Tử 
  3. Thông Kinh Tử thì đọc các sách Sử 
  4. Xét qua các thế hệ để biết đầu đuôi. 

Năm sách tử là sách của Tuân Tử, Dương Hùng, Văn Trung Tử, Lão Tử và Trang Tử. Kinh, Truyện và Tử thông rồi nên đọc sử để xét mối đời từ đầu đến cuối.

21 Tam Truyện

đăng 08:40 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn

1

2

3

4

三傳者,有公羊;

有左氏,有穀梁。

經既明,方讀子;

撮其要,記其事。

Tam Truyện giả, hữu Công Dương,

Hữu Tả Thị, hữu Cốc Lương.

Kinh ký minh, phương độc tử;

Toát kì yếu, kí kì sự.

  1. Ba truyện: có Công Dương, 
  2. Có Tả Thị, có Cốc Lương. 
  3. Kinh đã rõ rồi nên đọc sang Tử 
  4. Rút ra điều cốt yếu, nhớ kỹ những sự việc. 

Xuân Thu có ba truyện là truyện của Công Dương, truyện của Tả thị và truyện của Cốc Lương. Kinh và truyện đã rõ, mới đọc qua Tử. Nên rút lấy chỗ cốt yếu, ghi nhớ các sự việc.

20 Thi Kinh - Xuân Thu

đăng 08:38 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn

1

2

3

4

曰國風,曰雅頌;

號四詩,當諷詠。

詩既亡,春秋作;

寓褒貶,別善惡。

Viết quốc phong, viết nhã tụng;

Hiệu tứ thi, đương phúng vịnh.

Thi ký vong, Xuân Thu tác;

Ngụ bao biếm, biệt thiện ác.

  1. Rằng: Quốc Phong, Rằng: Nhã, Tụng 
  2. Gọi là bốn thể thơ, nên ngâm đọc. 
  3. Kinh thi đã bỏ bớt rồi trước tác Xuân Thu, 
  4. Ngụ ý khen chê, phân biệt thiện và ác 

Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã, Tụng gọi là bốn thể thơ trong Kinh Thi nên ngâm nga, đọc trầm bổng. Lược bớt và sang định Kinh thi xong rồi, Đức Khổng làm ra kinh Xuân Thu, ngụ ý khen chê, phân biệt điều lành việc dữ.

19 Lễ Kí

đăng 08:35 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn

1

2

3

4

我周公,作周禮;

著六官,存治體。

大小戴,注禮記;

述聖言,禮樂備。

Ngã Chu Công, tác Chu Lễ;

Trước lục quan, tồn trị thể.

Đại Tiểu Đái, chú Lễ Kí;

Thuật thánh ngôn, lễ nhạc bị.

  1. Ông Chu Công làm sách Chu Lễ 
  2. Đặt sáu loại quan, bảo tồn và sửa trị chính thể 
  3. Đại Đái và Tiểu Đái chú giả sách Lễ Ký 
  4. Thuật lời dạy của thánh nhân, đầy đủ lễ nhạc. 

Ông Chu Công Đán làm kinh Chu Lễ, đặt ra sáu chức quan để giữ gìn thể thống trị nước. Hai ông Đại Đái (Đái Đức) và Tiểu Đái (Đái Thánh) chú nghĩa kinh Lễ, ký thuật lời nói của đức Thánh về lễ nhạc một cách đầy đủ.

18 Dịch - Thư

đăng 08:32 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 08:35 8 thg 6, 2013 ]

1

2

3

4

有連山,有歸藏;

有周易,三易詳。

有典謨,有訓誥;

有誓命,書之奧。

Hữu Liên Sơn, hữu Quy Tàng,

Hữu Chu Dịch, tam Dịch tường.

Hữu Điển Mô, hữu Huấn Cáo,

Hữu Thệ Mệnh, Thư Chi Áo.

  1. Có Liên Sơn, có Qui Tàng 
  2. Có Chu Dịch nên tường tận ba kinh Dịch này 
  3. Có Điển, Mô; có Huấn, Cáo 
  4. Có Thệ, Mệnh đều hàm nghĩa sâu xa 

Liên sơn, Qui tàng và Chu dịch là ba bộ Kinh Dịch nên hiểu rõ. Kinh Thư thì có những thiên: Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh chứa đựng nghĩa sâu xa.

17 Thi Thư Dịch Lễ Xuân Thu

đăng 08:29 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn

1

2

3

4

孝經通,四書熟;

如六經,始可讀。

詩書易,禮春秋;

號六經,當講求。

Hiếu Kinh thông, Tứ Thư thục;

Như lục kinh, thủy khả độc.

Thi Thư Dịch, Lễ Xuân Thu;

Hiệu lục kinh, đương giảng cầu.

  1. Thuộc Hiếu Kinh, thành thục Tứ Thư 
  2. Như Lục Kinh mới bắt đầu có thể đọc. 
  3. Thi, Thư, Dịch, Lễ và Xuân Thu; 
  4. Gọi là sáu kinh nên tìm hiểu 

Thông sách “Hiếu kinh”, bộ “Tứ thư” đã thuộc rồi mới nên đọc Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu kêu là Lục Kinh, nên giảng tìm lấy nghĩa lý.

16 Trung Dung - Đại Học

đăng 08:26 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn

1

2

3

4

作中庸,子思筆;

中不偏,庸不易。

作大學,乃曾子;

自脩齊,至平治。

Tác Trung Dung, Tử Tư bút;

Trung bất thiên, Dung bất dịch.

Tác Đại Học, nãi Tăng Tử;

Tự tu tề, chí bình trị.

  1. Làm nên Trung Dung do Tử Tử chép lại, 
  2. Trung: không lệch; Dung: không đổi. 
  3. Làm nên Đại Học là do Tăng Tử. 
  4. Từ Tu, Tề cho đến Bình, Trị. 

Sách “Trung Dung” thì do ông Tử Tư (Khổng Cấp) làm ra. Trung nghĩa là không lệch, Dung nghĩa là chẳng đổi; Còn sách “Đại học” là của ông Tăng Tử soạn, dạy từ đạo tu thân, tề gia đến đạo trị quốc, bình thiên hạ.

15 Luận Ngữ - Mạnh Tử

đăng 08:24 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn

1

2

3

4

論語者,二十篇;

群弟子,記善言。

孟子者,七篇止;

講道德,說仁義。

Luận Ngữ giả, nhị thập thiên;

Quần đệ tử, kí thiện ngôn.

Mạnh Tử giả, thất thiên chỉ;

Giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa.

  1. Luận Ngữ có hai mươi thiên, 
  2. Các đệ tử ghi chép lời dạy hay. 
  3. Mạnh tử có bảy thiên, 
  4. Giảng đạo đức, nói về nhân nghĩa 

Sách “Luận ngữ” có hai mươi thiên, do các lớp đệ tử chép lời nói phải của Đức Khổng Tử; Sách “Mạnh Tử” chỉ có bảy thiên thôi, là sách giảng đạo đức, luận bàn nhân nghĩa của thầy Mạnh.

14 Phàm huấn mông

đăng 08:20 8 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 00:43 9 thg 6, 2013 ]

1

2

3

4

凡訓蒙,須講究;

詳訓詁,明句讀。

為學者,必有初;

小學終,至四書。

Phàm huấn mông, tu giảng cứu;

Tường huấn hổ, minh cú đậu.

Vi học giả, tất hữu sơ;

Tiểu học chung, chí Tứ Thư.

  1. Dạy trẻ con nên giảng xét kỹ lưỡng 
  2. Tường tận nghĩa xưa, ngắt câu rõ ràng 
  3. Làm người đi học ắt phải biết chỗ bắt đầu 
  4. Học xong tiểu học mới tới Tứ Thư. 

Hễ dạy trẻ thơ nên giảng giải, xét tìm cho kỹ lưỡng, tường tận ngữ nghĩa, lời văn cổ xưa; câu chữ phân minh rõ ràng. Kẻ đi học, ắt phải học từ chỗ ban đầu. Học hết sách tiểu học rồi đến đọc tứ thư.

1-9 of 9