a) Từ ghép


Ta có bốn cách ghép từ thông dụng giữa Danh từ, Tính từ và Động từ

1/ Tính + Danh

Khi ghép một tính từ với một danh từ theo thứ tự trên ta tạo ra một từ mới có Quan hệ bổ nghĩa. Tính từ đóng vai trò bổ nghĩa cho danh từ.

古人

今人

 

光日

明月

Cổ nhân

Người đời xưa

Kim nhân

Người đời nay

 

Quang nhật

Mặt trời sáng

Minh nguyệt

Mặt trăng tỏ

 

2/  Động+Danh

Thay vì dùng tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì ta có thể dùng động từ để bổ nghĩa.

行客

行理

 

飛機

往年

Hành khách

Người đi đường

Hành lý

Đồ đạt của người đi

 

Phi cơ

Máy bay

Vãng niên

Năm qua/ngoài

 

3/ Danh + Động

Khi đặt động từ sau danh từ ta có quan hệ tạo cú. Từ mới hình thành có nghĩa như một câu (cú ) hoàn chỉnh.

人行

馬走

 

鳥飛

花開

Nhân hành

Người ta đi

Mã tẩu

Con ngựa chạy

 

Điểu phi

Con chim bay

Hoa khai

Hoa nở

 

4/ Danh + Tính

Đây cũng là quan hệ tạo cú. Thay vì dùng động từ thì ta dùng tính từ sau danh từ.

人大

人小

 

日光

月明

Nhân đại

Người (thì) lớn

Nhân tiểu

Người (thì) nhỏ

 

Nhật quang

Mặt trời (thì) sáng

Nguyệt minh

Trăng (thì) tỏ

山高

天青

 

地大

水深

Sơn cao

Núi cao

Thiên thanh

Trời xanh

 

Địa đại

Đất rộng

Thủy thâm

Nước sâu

 

 

5/ Dùng Gia từ

Một cách ghép từ rất thông dụng khác là dùng một số từ cố định (ta gọi là gia từ) rồi ghép các từ khác vào trước nó để tạo thành danh từ mới nhưng có ý nghĩa tổng quát, thường dùng để chỉ người. Cấu trúc thông dụng:

Danh/Tính/Động + Gia từ (giả,tử, nhân …)

行者

作者

 

兒子

 

文人

Hành giả

Tác giả

 

Nhi tử

Quân tử

 

Văn nhân

Thi nhân

 

Khi chuyển sang Tiếng Việt thì chỉ có cấu trúc 1/Tính + Danh (quan hệ bổ nghĩa) là dịch ngược danh từ trước rồi tới tính từ. Bốn cấu tạo ghép còn lại ta vẫn giữ nguyên thứ tự (cấu trúc 2/Động + Danh ta vẫn giữ nguyên thứ tự đối với các từ Hán Việt thông dụng).