Thư Hoạ 書畫‎ > ‎Âm Nhạc‎ > ‎

Hồ già thập bát phách

đăng 10:02 11 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 09:46 12 thg 6, 2013 ]

胡笳十八拍

Hồ Gia Thập Bát Phách



Hồ già thập bát phách (Mười tám điệu phách của kèn Hồ Già) là một thiên trong kiệt tác Bi phẫn thi 悲憤詩 của nữ sĩ Thái Văn Cơ thời Kiến An. Bi Phẫn Thi được 
sáng tác theo thể Tao, tức Li Tao do Khuất Nguyên khởi lập.

Thái Văn Cơ hay Thái Diễm 蔡琰 (177–?) là con của ông Thái Ung (132-192), một nhà văn, nhà sử học và làm quan cuối thời Đông Hán. Thái Ung còn là người thông thạo âm luật.

Thời Hán mạt, nàng Văn Cơ bị quân của Đổng Trác bắt đi lưu đài ở đất Hung Nô (sử Trung Quốc thường gọi là rợ Hồ) để kết hôn với vua Tả Hiền Vương 左賢王. Bà sống ở đó 20 năm 
và sinh được hai con. Sau nhờ Tào Tháo, vốn là bạn thân của Thái Ung, thương xót bà nên cho sứ giả đem vàng ngọc tới chuộc về nhưng hai con bà bị giữ lại. Trong sự mâu thuẫn giữ niềm vui hồi hương và bị nỗi đau chia lìa cốt nhục bà sáng tác Bi Phẫn Thi nói trên.

Cũng xin nói thêm, trước khi đến Hung Nô bà đã có chồng tên là Vệ Trọng Đạo 衛仲道 nhưng ông này bị bệnh mà mất sớm nên không có con. 
Sau khi hồi hương bà tái giá với người cùng quận là Đổng Tự 董祀

Tóm tắt nội dung 18 phách:

1

Nỗi nhục lúc bị bắt

2

Nỗi lòng khi bị bức hôn

3

Cảnh rời Hán vào Hồ

4

Nhớ quê hương và than thở cảnh đời bạc mệnh

5

Thấy chim nhạn bay mà nhớ nghĩ xa xôi

6

Chịu đựng cảnh rét lạnh ở đất Hồ, đói mà không thể ăn được

7

Cảnh tượng ở Hồ

8

Trách trời giận người sao tạo chi một mối tình.

9

Mối sầu vô biên, hỏi trời cao mà không thấy trả lời

10

Chiến tranh không dừng, nỗi oán hận chiến tranh

11

Không tham sống sợ chết mà chỉ hy vọng ngày nào đó sẽ hồi hương cùng hai con.

12

Nỗi mâu thuẩn trong lòng khi sứ giả nhà Hán chuộc người mà phải li biệt hai con còn thơ dại.

13

Lúc xa biệt con để rời khỏi nước Hồ, lòng đau xót thương khốc thê thảm.

14

Về Hán mà hồn trong mộng dẫn dắt nàng về hai con ở đất Hồ.

15

Giấc mộng hai con cứ trở về không thôi.

16

Tưởng nhớ hai con mà muốn trở lại nước Hồ

17

Lúc đi nhớ quê hương, lúc về phải biệt li con dại.

18

Đoạn kết: chịu đượng cảnh mẹ con cách biệt đông tây, nhớ thương da diết.

(Phần nguyên văn xin giới thiệu sau trong Trang Sở Từ)