Thư Hoạ 書畫‎ > ‎Âm Nhạc‎ > ‎

Quảng lăng tán

đăng 09:42 12 thg 6, 2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 09:44 12 thg 6, 2013 ]

广陵散

Quảng Lăng Tán


Thái Ung, cha của nàng Thái Văn Cơ, là người giỏi về âm luật, thời Đông Hán trong tác phẩm Cầm Thao 琴操 đưa ra một thuyết về chuyện Nhiếp Chính. Theo đó cha của Nhiếp Chính vốn là thợ rèn kiếm cho Hàn Ai hầu, vì quá hạn rèn kiếm mà bị Ai hầu giết. Nhiếp Chính sau khi ra đời được mẹ kể lại chuyện của cha bèn thề giết Hàn Ai hầu trả thù. Lớn lên Nhiếp Chính học kiếm rồi giả danh lẻn vào vương cung của Ai hầu nhưng bị phát hiện nên phải trốn vào Thái Sơn. Tại đây Nhiếp Chính khổ công tập đàn 10 năm rồi thay đổi dung mạo quay về nước Hàn.

Khi về tới Hàn thì tài đàn của Nhiếp Chính nhanh chóng được Ai hầu biết tới, ông được triệu vào cung biểu diễn cho Hàn Ai hầu nghe. Nhân lúc Ai hầu và đám cận vệ đang say sưa nghe đàn, Nhiếp Chính nhanh tay rút chủy thủ dấu sẵn ra đâm chết Ai hầu rồi tự móc mắt, lột da mặt và tự tử. Xác của Nhiếp Chính bị người Hàn đem phơi ở chợ để treo thưởng tìm tung tích. Chị của Nhiếp Chính là Vinh nghe tin bèn tìm đến nhận xác em trai rồi khóc lóc thảm thiết mà chết bên cạnh ông.

Đời sau truyền lại rằng bản nhạc mà Nhiếp Chính đã đánh cho Hàn Ai hầu nghe trước khi hành thích chính là bản Nghiễm/Quảng lăng tán 广陵散 nổi tiếng cho cổ cầm mà nhạc sĩ Kê Khang thời Tam Quốc là người chơi thành công nhất.

 

Theo kiwipedia.org

 


Nhưng theo sử ký Tư Mã Thiên thì Nhiếp Chính là một trong số năm thích khách đáng ghi tên vào sử xanh (xưa viết chữ lên thể tre có màu xanh làm sách sử nên gọi là Thanh Sử - sử xanh) nhưng không nói gì đến việc Nhiếp chính chơi đàn và người mà Nhiếp Chính hành thích là tướng quốc Hiệp Lũy nước Hàn.